Chào mừng bạn đến với GKM Homes!

Học người nhật cách dạy con về lòng biết ơn qua văn hóa "itadakimasu"

Công ty TNHH GKM Việt Nam 02/04/2019
hoc-nguoi-nhat-cach-day-con-ve-long-biet-on-qua-van-hoa-itadakimasu

#Daycontinhgon_GKMHOMES

Người Nhật có một nét văn hóa đặc biệt đó là “itadakimasu”. Mỗi khi chuẩn bị ăn, họ đều chấp tay lại, nói to “itadakimasu”. Cụm từ này thường được dịch là “tôi xin phép ăn đây!”. Nó dùng để bày tỏ lòng biết ơn của người sắp thưởng thức món ăn với công sức của người bỏ ra để sản xuất ra thực phẩm, của công sức người nấu ra món ăn. Do đó, người Nhật sẽ dùng món ăn này với cả lòng biết ơn và ăn thật cẩn thận để không lãng phí.

Trẻ em của chúng ta hiện nay, kể cả những em đã học tới lớp 6, lớp 7, bố mẹ chuẩn bị sẵn cơm sáng, cơm tối đem tới tận bàn còn ngúng nguẩy không chịu ăn, chê là thiếu món này, thiếu món kia.

Nếu các em được tới tận mắt nhìn, tận tay trải nghiệm cách người nông dân vất vả đợi hàng tháng trời để trồng ra cây rau xanh, nuôi được con cá con lợn, nếu các em được cùng mẹ đi chợ, được tự tay vào bếp chuẩn bị món ăn đó hẳn sẽ thấy để có được đĩa thức ăn bày trước mặt không phải hô biến ra là có. Chính bởi không biết hạt gạo này từ đâu mà có thành bát cơm trắng, ly sữa này từ đâu mà có, quả táo hay quả cam này từ đâu mà ra nên cứ thế phung phí.

Việt Nam chúng ta mới bước qua khỏi thời kỳ thiếu ăn khoảng 30 năm, những người sinh trước năm 45 thế kỷ trước hẳn còn nhớ nạn đói kinh hoàng, thây người chết đói chất đầy đường, tới thời kỳ bát cơm mà độn đầy sắn, đầy khoai, nhìn tinh mắt mới thấy hạt gạo trắng, không ăn thì đói mà ăn thì ruột xót cồn cào. Thế hệ ấy khi nhìn các em ngày nay bỏ mứa bát cơm đầy rau tươi, cá thịt, hẳn xót xa biết chừng nào. Giờ ta sinh ra đã thấy lúa vàng bát ngát đồng, nước ta “tự hào” xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới, cây lúa ấy nghiễm nhiên mà sinh sôi nảy nở tự do trên đồng hay sao, hạt gạo ấy nghiễm nhiên mà thành cơm trắng các em ăn hay sao.

Bố mẹ xưa đi qua tháng năm đói khổ, giờ muốn dành cho con mọi thứ, nhưng quên mất dạy cho con thức ăn này từ đâu mà có, công mẹ nhọc nhằn dậy sớm nấu nướng, tan sở về mệt mỏi mấy cũng vào bếp nấu nướng, công cha hàng ngày suy tính công việc tới bạc đầu để có tiền cho con đi học, cho con ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Vậy nên, bát cơm ấy, có mồ hôi mẹ, có công cha, có cả công sản xuất, thu hoạch, chăm bón và sự tham gia của bao nhiêu người khác, đứa trẻ nghiễm nhiên thấy nó hiện ra trước mặt quá dễ dàng nên không biết quý trọng. Thái độ vô cảm, vô ơn chỉ từ những việc nhỏ này mà nhen nhóm. Con người vô ơn với thiên nhiên, vô cảm với hành tinh sống của mình đang chết dần vì ô nhiễm.

Con cái không biết ơn bố mẹ, cho rằng bố mẹ sinh ra mình thì nghiễm nhiên phải phục vụ, nuôi nấng mình. Trò không biết ơn thầy vì cho rằng bố mẹ đóng tiền cho mình đi học thì nhà trường nghiễm nhiên phải dạy như hoạt động mua bán, trao đổi. Sau này đi làm lấy lương nghiễm nhiên lấy – không biết lương đấy ở đâu ra, cho rằng chỉ cần làm vậy là đủ rồi và ông chủ phải trả lương cho tôi như vậy, bởi từ bé đã không được giáo dục tốt nên mất đi lòng biết ơn. Cứ thế tình người và tri thức rồi cũng rẻ rung, bèo bọt như hạt cơm rơi, cơm vãi chẳng mấy chốc!

Muốn dạy cho con lòng biết ơn, hãy bắt đầu từ việc kết nối chính những môn học hàng ngày vào cuộc sống: 
http://gkmservice.gkm.vn/dinh-huong-tuong-lai-cho-con-cai-…/

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN