-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
32 bức ảnh giúp bạn hiểu rõ hơn về phong cách sống “tối giản” của người nhật
28/03/2019
Chủ nghĩa tối giản đang ngày càng được quan tâm. Marie Kondo đã trở nên nổi tiếng nhờ việc phát triển một trường phái dọn dẹp nhà cửa theo cách: bỏ đi tất cả và chỉ giữ lại duy nhất những thứ cần thiết.
Phong trào này được rất nhiều người Nhật ưa chuộng, nơi ảnh hưởng bởi Phật giáo thiền và quan điểm “ít đi chính là nhiều hơn”.
Ngoài ra, chủ nghĩa tối giản cũng đáp ứng một nhu cầu thực tế là tiết kiệm chi phí. Và bởi vì Nhật Bản là đất nước thường xuyên có động đất nên người dân Nhật thường không cất trữ nhiều vật quý giá trong nhà. Và bởi gần ½ số vụ bị thương trong động đất là do các đồ vật trên cao rơi xuống. Dưới đây là những bức hình giúp bạn hiểu hơn vẻ đẹp của những căn phòng mang phong cách tối giản.
Ở Nhật, một vài phòng ngủ thậm chí không có giường, người ta ngủ luôn dưới sàn nhà
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Một chiếc tủ lạnh tối giản thì sao? Hầu như không có gì
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Phòng tắm cũng được giữ đơn giản nhất
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Nhà tắm gần như không nhìn thấy một sản phẩm tiêu dùng nào
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Thành bồn tắm có một giá duy nhất để bàn chải
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Bậu cửa sổ cũng có công dụng như thành bồn tắm vậy
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Mọi thứ cần thiết đều có vị trí của nó
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Chỉ cần một thìa, một dĩa là đủ
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Chị Saeko Kushibiki – một người sống theo chủ nghĩa tối giản đang cất tấm nệm của mình vào tủ
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Phòng khách cũng được tối giản hết mức, chỉ có một bàn và một ghế
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Và đôi khi thậm chỉ chẳng cần cái ghế nào
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Mọi vật dụng đều hết sức đơn giản
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Nhưng không có nghĩa rằng không đẹp
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Bớt đi các đồ nội thất có nghĩa là có thêm không gian
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Bàn bếp cũng dễ dàng dọn sạch sẽ hơn khi bạn chẳng có gì để bầy lên đó
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Đèn ngủ chỉ là một “chấm tròn trắng” rất tinh tế trên tường
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Cũng bởi vì chẳng có nhiều đồ nên tìm gì cũng thấy ngay
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Và dễ dàng lấy ngay trong tầm tay
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Mọi thứ được treo lên bằng một chiếc móc đơn giản. Đây là một trong những cách “trữ” đồ phổ biến của phong cách này
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Một phần trong triết lý sống tối giản là để những thứ hay sử dụng cùng nhau gần nhau
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Đó là một cách để bạn loại bỏ lộn xộn trong cuộc sống
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
...Và cả sự lộn xộn trong đầu óc
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Mỗi vật dụng đều có vị trí và mục đích sử dụng của nó
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Theo chủ nghĩa tối giản, đôi khi cũng chẳng cần chổi lau nhà làm gì
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Mọi thứ có vẻ đẹp riêng của nó
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Chẳng có gì khiến bạn sao nhãng
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Bởi bạn chẳng bao giờ phải mất công nghĩ xem nên dùng cái bình nào hay cái đĩa nào
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Cửa sổ cũng đơn giản
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Nhiều góc còn tuyệt đẹp để đăng lên Instagram
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Ngay cả trong những “khó đẹp” như này
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Bạn buộc phải nghĩ về cách mình đang dùng các vật dụng như thế nào
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Bởi những khoảng trống bao giờ cũng nói lên nhiều điều hơn là những không gian bị nhét chật đầy.
(Ảnh: REUTERS/Thomas Peter)
Theo Jacob Shamsian (thisisinsider.com) (Xem link bài gốc ở đây)
Bài viết liên quan
--> Mottainai: cuộc sống tốt đẹp hơn khi ngưng “sống lãng phí”.
--> Vì sao trẻ sẽ dễ thành công nếu biết làm việc nhà từ bé?
--> Quản trị gia đình tối giản: xu thế mới.
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.